Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

CẢM TÁC KHÓA HỌC TT 2014

I
                              
                             Khóa học Truyền thông vui vui ghê
                              Sáng sau Thánh lễ có cà phê
                              Thầy, Cô nhiệt thành như bảo mẫu
                              Học trò tiếp nhận thật say mê
                              Giữa giờ ca hát như nghệ sỹ
                              Chiều đến thể thao sức tràn trề
                              Tình Thầy, nghĩa Bạn đầy ơn Chúa
                              Ước ở mãi đây chẳng muốn về

                                                                           15g30 ngày 18/7/2014
                                                                         Ga. Nguyễn Công Hoan


II

Ngày vui ngắn chẳng đầy gang”…
Câu thơ xưa cứ mơ màng đâu đây
Xa chia tình bạn, nghĩa thầy
Bâng khuâng, nhung nhớ dâng đầy mắt nhau…

Nỗ Lực - 18/7/2014
Ga. Hoan


CẢM TÁC KHÓA HỌC TT 2014

                              Khóa học Truyền thông vui vui ghê
                              Sáng sau Thánh lễ có cà phê
                              Thầy, Cô nhiệt thành như bảo mẫu
                              Học trò tiếp nhận thật say mê
                              Giữa giờ ca hát như nghệ sỹ
                              Chiều đến thể thao sức tràn trề
                              Tình Thầy, nghĩa Bạn đầy ơn Chúa
                              Ước ở mãi đây chẳng muốn về

                                                                           14g30 ngày 18/7/2014

                                                                         Ga. Nguyễn Công Hoan

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

THÁNH LỄ TẠ ƠN CỦA ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ
GIÁO PHẬN HƯNG HÓA TẠI GIÁO XỨ NỖ LỰC

          Sáng ngày 6/9/2013, tại Thánh đường Tòa Giám mục Hưng Hóa (Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội) đã diễn ra Lễ tấn phong Đức Giám mục phụ tá Anphongsô Nguyễn Hữu Long. Sau Lễ tấn phong, buổi chiều cùng ngày, Đức Tân Giám mục đã về Giáo xứ Nỗ Lực (xã Thụy Vân, T.phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) – Quê hương của Ngài - thăm thân nhân, bà con Giáo xứ và dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Ngài hồng ân và sứ vụ cao cả.
          Ngay từ 2 giờ chiều, gần một ngàn Đại biểu, giáo dân Giáo xứ sở tại và Giáo xứ , Giáo họ bạn đã tề tựu tại khu vực Nhà xứ để chào đón Đức Tân Giám mục. Ngài xuất hiện, giản dị và khiêm nhường, nụ cười hiền hậu, thân tình, cởi mở. Như người con xa quê nay có dịp trở về nơi sinh thành và nuôi dưỡng mình trong tuổi ấu thơ, Ngài giơ tay chào cộng đồng trong tiếng vỗ tay và niềm hân hoan vô bờ của mọi người. Trên 30 đoàn đại biểu đại diện cho Chính quyền, MTTQ, các Đoàn thể, Hội Phật giáo của Tỉnh, Thành phố, Địa phương sở tại; Hội đồng Giáo xứ, Ban hành giáo, các Hội đoàn trong và ngoài Giáo phận và Gia đình thân nhân đã lần lượt tặng hoa, quà và dành cho Ngài những lời chúc mừng trân trọng và tình cảm nồng thắm nhất. Trong bầu khí thân tình, trước niềm hân hoan của cộng đồng, Đức Tân Giám mục như quên hết những mệt mỏi mấy ngày qua, Ngài vui vẻ đón nhận sự quý trọng và tình cảm của mọi người và chân thành cảm ơn với những lời thật khiêm cung, từ tốn khiến ai nấy đều cảm động. Sự hòa đồng của một người mang chức sắc của Giáo hội với cộng đồng, không phân biệt ranh giới, thành phần...ngay từ những phút đầu tiên của buổi gặp mặt đã minh chứng cho khẩu hiệu – châm ngôn mà Ngài đã chọn cho sứ vụ tông đồ của bản thân hôm nay và mãi mãi, đó chính là hãy “Mang vào mình mùi chiên” vậy!
          Tối 6/9/2013, sau Thánh lễ do Đức Giám mục Phê rô Nguyễn Văn Khảm Chủ lễ, tại quảng trường Giáo xứ đã diễn ra buổi Dạ hội chào mừng Đức Tân Giám mục về dâng Lễ tạ ơn tại quê nhà. Hàng ngàn đại biểu và giáo dân đã ở lại chung vui cùng với các đội văn nghệ, các diễn viên đến từ các Giáo xứ, Giáo họ của Giáo phận Hưng Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn...Mặc dù không phải là “lực lượng chuyên nghiệp”, nhưng với lòng thành kính Thiên Chúa và tâm tình tri ân, sự nhiệt tình kết hợp với công phu tập luyện, các “diễn viên không chuyên” đã đem đến cho người xem một đêm diễn đầy ấn tượng và vui vẻ. Sự phong phú của các thể loại (đơn ca, song ca, hợp ca, múa, kịch ngắn tự biên, tự diễn, đặc biệt là dàn trống hoành tráng của Giáo xứ  Đàn Giảng - Giáo phận Hà Nội); trang phục đẹp và phù hợp với người trình diễn đủ các lứa tuổi... đã thể hiện tính cộng đồng sâu sắc của đoàn chiên đông đảo dưới mái nhà chung – Giáo hội Thiên Chúa. Điều cảm động và kính phục hơn nữa là chính Đức Tân Giám mục đã ngồi thưởng thức chương trình văn nghệ đặc biệt này suốt từ đầu đến cuối. Ngài ngồi giữa các em thiếu nhi Thánh thể, hiền dịu như người ông hiền từ và tươi vui, cùng vỗ tay nhiệt liệt động viên, cổ vũ sau những tiết mục biểu diễn. Kết thúc đêm diễn, Ngài lên sân khấu, đứng trong vòng tròn các diễn viên, vui vẻ nói lời cảm ơn mọi người đã dành cho Ngài một chương trình đặc sắc mà trong đời ít gặp. Ngài ban phép lành và chân thành mời đón mọi người ngày mai tới hiệp thông trong Lễ tạ ơn của mình.
          Thánh lễ Tạ ơn Đức Tân Giám mục Anphongsô được cử hành trọng thể bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 7/9/2013 tại Lễ đài Quảng trường Đức Mẹ Mân Côi Giáo xứ Nỗ Lực. Đoàn kèn đồng xứ sở tại, xứ Tiên Kiên, Đoàn trống Giáo phận Hà Nội, Ca đoàn, Đại diện cộng đoàn... long trọng rước Đoàn chủ tế ra Lễ đài trong niềm hân hoan của trên 3 ngàn đại biểu, nam nữ tu sỹ, giáo dân  tham dự. Thánh lễ đồng tế do Đức Tân Giám mục Chủ lễ cùng với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục phụ tá Giáo phận Sài gòn, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Trí – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Cha Phê rô Phùng Văn Tôn - Tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa; trên 50 Linh mục trong và ngoài Giáo phận Hưng Hóa.
          Mở đầu Thánh lễ, Đức Tân Giám mục ngỏ lời cảm ơn các Đức cha, các Cha cùng toàn thể cộng đồng đã dành thời gian vàng ngọc, không quản ngại đường xá xa xôi, mưa gió về hiệp thông cùng Ngài dâng Lễ tạ ơn Thiên Chúa và làm giàu thêm ý nghĩa của Thánh lễ đầu tiên sau khi nhậm chức Giám mục trên chính quê hương yêu dấu của mình.
          Bài giảng của Đức cha Phê rô, Giám mục phụ tá Giáo phận Sài gòn tại buổi lễ mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Trước tiên, Người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban sự ưu ái cho Giáo hội Việt Nam nói chung, Giáo  phận Hưng Hóa nói riêng, đặc biệt là cho Giáo xứ Nỗ Lực có được “một vị mục tử tốt lành”. Chúa đã ban một ơn đặc biết dễ nhận biết, đó là tạo “một thời tiết hết sức thuận lợi, thậm chí rất đẹp” cho Chương trình tấn phong Đức Tân Giám mục Anphongsô. Trong những ngày này, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, cả nước, nhất là khu vực phía Bắc mưa gió tầm tã, ấy vậy mà thời gian từ lúc cử hành Lễ tấn phong (sáng 6/9) cho đến giờ phút này không có mưa, thời tiết lại cực kỳ mát mẻ. Đó chẳng phải là ơn riêng hay sao? Ngài cũng rất hài lòng về sự chuẩn bị chu đáo của Cha quản xứ, Ban hành giáo và bà con giáo dân về mọi phương tiện làm cho bầu khí buổi lễ vừa trang nghiêm, sốt sắng vừa tràn đầy niềm vui trong sự hiệp thông, chia sẻ. Sự gắn kết, thân tình ấy khiến Ngài tưởng tượng như đang đứng thuyết trình tại Trung tâm mục vụ của Giáo phận mình vậy. Tiếp tục và mở rộng chủ đề sứ mệnh người môn đồ của Chúa trong buổi lễ tối hôm trước, Ngài đi sâu phân tích ý nghĩa dụ ngôn của Đức Giêsu về việc người chủ chăn đã bỏ lại 99 con chiên trong đàn để đi tìm một con chiên lạc và sự vui mừng của ông khi vác con chiên lạc đó về nhà loan báo với bạn bè. Thiên Chúa cũng vậy, Người quyết tâm đi tìm và cũng vui mừng không kém người chủ chăn kia khi tìm thấy một kẻ tội lỗi biết đường ăn năn thống hối mà trở về con đường chân chính - trở về đoàn chiên yêu dấu của mình. Ngài nhấn mạnh từ “niềm vui” được nhắc lại nhiều lần trong bài Phúc âm và đi đến kết luận: Đó là “Niềm vui của tình yêu”, “Niềm vui của lòng biết ơn” và “Niềm vui của sự đồng hành”. Các sứ đồ của Thiên Chúa cần mang trọn  niềm vui đó trong suốt cuộc đời phục vụ nhân sinh của mình. Từ đó, Ngài liên hệ đến câu châm ngôn - khẩu hiệu mà Đức Tân Giám mục đã chọn - một châm ngôn “khá hiếm” đối với các tân Giám mục trước đây là  “Mang vào mình mùi chiên”. Đồng thời Ngài trích dẫn lời tâm tình của Đức Tân Giám mục với cộng đồng dân Chúa khi Ngài được nhận sứ vụ cao cả: ”Sứ mạng mục tử là sứ mạng tương tác: đem Chúa đến với chiên và đem chiên về với Chúa”. Nhân ngày thứ 7, Đức cha Phêrô đã đề nghị cộng đồng cầu xin Mẹ Maria bầu cử và phù hộ Đức Tân Giám mục và hai Linh mục (anh trai và em trai) của Ngài được bình an và hoàn thành tốt sứ mạng mục tử của mình. Bài giảng của Đức Giám mục Giáo phận Sài gòn kết thúc trong những tràng pháo tay vang dội cả Quảng trường. Mỗi thành viên cộng đoàn như được tiếp thêm niềm vui và sức mạnh từ Lời Chúa.
          Kết thúc Thánh lễ, Đức Tân Giám mục đã có bài phát biểu ngắn gọn nhưng đầy sự thân tình và sâu sắc. Ngài chân thành cảm ơn các đấng, cảm ơn Tổ tiên, gia đình, quê hương đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo, giúp đỡ Ngài mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt trong Thánh lễ tạ ơn hôm nay. Ngài khiêm tốn nhận mình “là người thợ trong vườn nho của Chúa” và mong tất cả mọi người cầu xin Chúa và Mẹ Maria cho Ngài “được ơn trở nên một mục tử tốt lành, theo gương Chúa”.Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan đón nhận ơn ban phép lành của Đức Tân giám mục.
          Giáo xứ Nỗ Lực – nơi có lịch sử trên 4 thế kỷ đón nhận Tin Mừng - nhớ mãi ngày hôm nay, nguyện một lòng đồng hành cùng người thân yêu của mình trên con đường theo Chúa./.

14 h 30’ ngày 7/9/2013

Gioan Hoan (GX Nỗ Lực – Thành viên BTT Giáo phận Hưng Hóa)
1. Linh đạo Truyền Thông là gì?

2. Phong cách của thành viên MVTT phải như thế nào?

3. Nhiệm vụ quan trọng nhất của thành viên MVTT là gì?

4. Cần phải truyền thông trong Chúa như thế nào?

5. Thành viên  MVTT gắn bó với nhau như thế nào?
6. Thành viên MVTT phục vụ cho nền văn hóa gặp gỡ như thế nào?
7. Thành viên MVTT dấn thân trong ý hướng nào?

THURSDAY, JULY 17, 2014

MVTT Hưng Hóa: Ngày III (Tin mềm)

KHÓA MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG 2014 CỦA GIÁO PHẬN HƯNG HÓA: NGÀY III
TIN MỀM

“Khiêm tốn để đón nhận mạc khải của Chúa”, Thầy phó tế Phaolô Hoàng Mạnh Huy đã mời gọi các học viên Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014 sống như thế khi Thầy chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ dành riêng cho các học viên vào lúc 5g45 sáng ngày 16/07/2014 tại Nhà thờ Nỗ Lực. Thánh lễ đã được linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Văn Thành cử hành thật sốt sắng cùng với Lm đồng tế Giuse Vũ Hữu Hiền.

Các tiết học bắt đầu lúc 7g15 với những bài ca cử điệu thật vui tươi. Cả bốn tiết buổi sáng, Cha Giuse Hiền hướng dẫn các học viên thực tập viết tin nóng. Cha hết lòng chỉ bảo và các học viên say sưa thực tập.

Dừng việc học vào lúc 11g00, các học viên cùng nhau vào Nhà thờ viếng Thánh Thể và nguyện giờ Kinh trưa.

Sau khi dùng cơm trưa và nghỉ trưa, vào lúc 14g, các học viên trở lại hội trường khởi đầu buổi học chiều với bài hát thể dục "Niềm vui truyền thông" và lời cầu nguyện “Truyền thông trong Chúa”. Thầy Phaolô Huy hướng dẫn các học viên kỹ thuật làm video clip. Thầy tận tình hướng dẫn, học viên miệt mài thực hành.

Buổi học chiều kết thúc vào lúc 17g. Các học viên ra chơi thể thao trong trận giao hữu bóng chuyền sôi nổi giữa hai đội Giáo sỹ và Chủng sinh.

Cơm tối xong, các học viên vào hội trường lúc 19g30 để làm nhật tác (suy niệm Lời Chúa), tập nghi thức “Trao gửi hành trang truyền thông” và họp nhóm với nhau.

21g15, kết thúc một ngày học thân tình, với những bài học bổ ích và những bài tập đầy sáng tạo, mọi người đi vào giấc ngủ an bình và hướng đến những kiến thức truyền thông sắp tiếp nhận vào ngày mai.

MVTT Hưng Hóa: Ngày II

Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014: Ngày II

Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014 (MVTT) đã bước qua ngày thứ hai với thánh lễ lúc 4g30 sáng ngày 15/07/2014, do linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Văn Thành chủ tế cùng với hai Lm đồng tế và sáu thầy phó tế giúp lễ. Tham dự thánh lễ có các học viên của khóa học và rất đông giáo dân Nỗ Lực, ngồi gần chật kín ngôi Thánh đường.

Chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ, Lm Giuse Hiền đã - dựa vào bài Tin Mừng - nói lên mục đích của khóa học: đó là ngắm nhìn những diều kỳ diệu Chúa thực hiện nơi cộng đoàn để viết thành nhật tác, và ngắm nhìn tình yêu của Chúa ghi lại trong Thánh Kinh để ghi thành nhật tác.

Các tiết học bắt đầu lúc 7g30. Hôm nay, ngoài sự hướng dẫn của Cha Giuse Hiền, Thầy Phaolô Huy, Dì Têrêsa Duyên Sa, còn có hai kỹ thuật viên Giuse Thông và Phêrô Thái. Các học viên được hướng dẫn về linh đạo và đường hướng truyền thông với 7 câu hỏi. Trả lời cho 7 câu hỏi này là 7 câu trả lời được minh họa thêm bằng 7 bài hát múa thật sinh động.

Sau khi dùng cơm trưa và nghỉ trưa, vào lúc 14g, các học viên trở lại hội trường khởi đầu buổi học chiều với bài hát "Lễ hội truyền thông" và lời cầu nguyện “Truyền thông trong Chúa”. Cha Giuse giúp các học viên viết các bài suy niệm Lời Chúa để đưa vào blog nhật tác của mình.

Buổi học chiều kết thúc vào lúc 17g. Các học viên ra chơi thể thao, vệ sinh cá nhân, ăn cơm chiều, đọc kinh chiều vào lúc 19g30, rồi làm nhật tác (suy niệm Lời Chúa) và đọc kinh tối theo sự hướng dẫn của Dì Duyên Sa.

21g15, kết thúc một ngày học thân tình, với những bài học bổ ích, những bài tập đầy sáng tạo, mọi người đi vào giấc ngủ với niềm mong đợi những kiến thức hấp dẫn, mới lạ lại sẽ tiếp tục đến trong ngày thứ ba.

MVTT Hưng Hóa: Ngày III (Tin mềm)

KHÓA MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG 2014 CỦA GIÁO PHẬN HƯNG HÓA: NGÀY III
TIN MỀM

“Khiêm tốn để đón nhận mạc khải của Chúa”, Thầy phó tế Phaolô Hoàng Mạnh Huy đã mời gọi các học viên Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014 sống như thế khi Thầy chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ dành riêng cho các học viên vào lúc 5g45 sáng ngày 16/07/2014 tại Nhà thờ Nỗ Lực. Thánh lễ đã được linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Văn Thành cử hành thật sốt sắng cùng với Lm đồng tế Giuse Vũ Hữu Hiền.

Các tiết học bắt đầu lúc 7g15 với những bài ca cử điệu thật vui tươi. Cả bốn tiết buổi sáng, Cha Giuse Hiền hướng dẫn các học viên thực tập viết tin nóng. Cha hết lòng chỉ bảo và các học viên say sưa thực tập.

Dừng việc học vào lúc 11g00, các học viên cùng nhau vào Nhà thờ viếng Thánh Thể và nguyện giờ Kinh trưa.

Sau khi dùng cơm trưa và nghỉ trưa, vào lúc 14g, các học viên trở lại hội trường khởi đầu buổi học chiều với bài hát thể dục "Niềm vui truyền thông" và lời cầu nguyện “Truyền thông trong Chúa”. Thầy Phaolô Huy hướng dẫn các học viên kỹ thuật làm video clip. Thầy tận tình hướng dẫn, học viên miệt mài thực hành.

Buổi học chiều kết thúc vào lúc 17g. Các học viên ra chơi thể thao trong trận giao hữu bóng chuyền sôi nổi giữa hai đội Giáo sỹ và Chủng sinh.

Cơm tối xong, các học viên vào hội trường lúc 19g30 để làm nhật tác (suy niệm Lời Chúa), tập nghi thức “Trao gửi hành trang truyền thông” và họp nhóm với nhau.

21g15, kết thúc một ngày học thân tình, với những bài học bổ ích và những bài tập đầy sáng tạo, mọi người đi vào giấc ngủ an bình và hướng đến những kiến thức truyền thông sắp tiếp nhận vào ngày mai.

MVTT Hưng Hóa: Ngày III

KHÓA MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG 2014 CỦA GIÁO PHẬN HƯNG HÓA: NGÀY III


TIN NÓNG

Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014 đã bước qua ngày thứ ba với Thánh lễ lúc 5g45 sáng ngày 16/07/2014, do linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Văn Thành chủ tế và Lm Giuse Vũ Hữu Hiền đồng tế. Thầy phó tế Phaolô Nguyễn Mạnh Huy giúp lễ và giảng lễ. Thầy mời gọi mọi người “sống khiêm tốn để đón nhận mạc khải của Chúa”. Thánh lễ được dành riêng cho các học viên của khóa học.

Các tiết học bắt đầu lúc 7g15. Cả bốn tiết buổi sáng, Cha Giuse Hiền hướng dẫn các học viên thực tập viết tin nóng. Cha tận tình chỉ bảo và các học viên say sưa thực tập.

Dừng việc học vào lúc 11g00, các học viên cùng nhau vào Nhà thờ viếng Thánh Thể và nguyện giờ Kinh trưa.

Sau khi dùng cơm trưa và nghỉ trưa, vào lúc 14g, các học viên trở lại hội trường khởi đầu buổi học chiều với bài hát "Niềm vui truyền thông" và lời cầu nguyện “Truyền thông trong Chúa”. Thầy Phaolô Huy hướng dẫn các học viên kỹ thuật làm video clip. Thầy tận tình hướng dẫn, học viên miệt mài thực hành.

Buổi học chiều kết thúc vào lúc 17g. Các học viên ra chơi thể thao trong trận giao hữu bóng chuyền sôi nổi giữa hai đội Giáo sỹ và Chủng sinh.

Cơm tối xong, các học viên vào hội trường lúc 19g30 để làm nhật tác (suy niệm Lời Chúa), tập nghi thức “Trao gửi hành trang truyền thông” và họp nhóm với nhau.

21g15, kết thúc một ngày học thân tình, với những bài học bổ ích và những bài tập đầy sáng tạo, mọi người đi vào giấc ngủ an bình và hướng đến những kiến thức truyền thông sắp tiếp nhận vào ngày mai.

Wednesday, July 16, 2014

MVTT Hưng Hóa: Ngày III

KHÓA MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG 2014 CỦA GIÁO PHẬN HƯNG HÓA: NGÀY III


TIN NÓNG

Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014 đã bước qua ngày thứ ba với Thánh lễ lúc 5g45 sáng ngày 16/07/2014, do linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Văn Thành chủ tế và Lm Giuse Vũ Hữu Hiền đồng tế. Thầy phó tế Phaolô Nguyễn Mạnh Huy giúp lễ và giảng lễ. Thầy mời gọi mọi người “sống khiêm tốn để đón nhận mạc khải của Chúa”. Thánh lễ được dành riêng cho các học viên của khóa học.

Các tiết học bắt đầu lúc 7g15. Cả bốn tiết buổi sáng, Cha Giuse Hiền hướng dẫn các học viên thực tập viết tin nóng. Cha tận tình chỉ bảo và các học viên say sưa thực tập.

Dừng việc học vào lúc 11g00, các học viên cùng nhau vào Nhà thờ viếng Thánh Thể và nguyện giờ Kinh trưa.

Sau khi dùng cơm trưa và nghỉ trưa, vào lúc 14g, các học viên trở lại hội trường khởi đầu buổi học chiều với bài hát "Niềm vui truyền thông" và lời cầu nguyện “Truyền thông trong Chúa”. Thầy Phaolô Huy hướng dẫn các học viên kỹ thuật làm video clip. Thầy tận tình hướng dẫn, học viên miệt mài thực hành.

Buổi học chiều kết thúc vào lúc 17g. Các học viên ra chơi thể thao trong trận giao hữu bóng chuyền sôi nổi giữa hai đội Giáo sỹ và Chủng sinh.

Cơm tối xong, các học viên vào hội trường lúc 19g30 để làm nhật tác (suy niệm Lời Chúa), tập nghi thức “Trao gửi hành trang truyền thông” và họp nhóm với nhau.

21g15, kết thúc một ngày học thân tình, với những bài học bổ ích và những bài tập đầy sáng tạo, mọi người đi vào giấc ngủ an bình và hướng đến những kiến thức truyền thông sắp tiếp nhận vào ngày mai.

Wednesday, July 16, 2014

MVTT Hưng Hóa: Ngày III

KHÓA MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG 2014 CỦA GIÁO PHẬN HƯNG HÓA: NGÀY III


TIN NÓNG

Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014 đã bước qua ngày thứ ba với Thánh lễ lúc 5g45 sáng ngày 16/07/2014, do linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Văn Thành chủ tế và Lm Giuse Vũ Hữu Hiền đồng tế. Thầy phó tế Phaolô Nguyễn Mạnh Huy giúp lễ và giảng lễ. Thầy mời gọi mọi người “sống khiêm tốn để đón nhận mạc khải của Chúa”. Thánh lễ được dành riêng cho các học viên của khóa học.

Các tiết học bắt đầu lúc 7g15. Cả bốn tiết buổi sáng, Cha Giuse Hiền hướng dẫn các học viên thực tập viết tin nóng. Cha tận tình chỉ bảo và các học viên say sưa thực tập.

Dừng việc học vào lúc 11g00, các học viên cùng nhau vào Nhà thờ viếng Thánh Thể và nguyện giờ Kinh trưa.

Sau khi dùng cơm trưa và nghỉ trưa, vào lúc 14g, các học viên trở lại hội trường khởi đầu buổi học chiều với bài hát "Niềm vui truyền thông" và lời cầu nguyện “Truyền thông trong Chúa”. Thầy Phaolô Huy hướng dẫn các học viên kỹ thuật làm video clip. Thầy tận tình hướng dẫn, học viên miệt mài thực hành.

Buổi học chiều kết thúc vào lúc 17g. Các học viên ra chơi thể thao trong trận giao hữu bóng chuyền sôi nổi giữa hai đội Giáo sỹ và Chủng sinh.

Cơm tối xong, các học viên vào hội trường lúc 19g30 để làm nhật tác (suy niệm Lời Chúa), tập nghi thức “Trao gửi hành trang truyền thông” và họp nhóm với nhau.

21g15, kết thúc một ngày học thân tình, với những bài học bổ ích và những bài tập đầy sáng tạo, mọi người đi vào giấc ngủ an bình và hướng đến những kiến thức truyền thông sắp tiếp nhận vào ngày mai.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Thứ Tư, ngày 16 tháng 7 năm 2014


tin nóng ngày 2

MVTT Hưng Hóa: Ngày II

Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014: Ngày II

Khóa Mục Vụ Truyền Thông Hưng Hóa 2014 (MVTT) đã bước qua ngày thứ hai với thánh lễ lúc 4g30 sáng ngày 15/07/2014, do linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Văn Thành chủ tế cùng với hai Lm đồng tế và sáu thầy phó tế giúp lễ. Tham dự thánh lễ có các học viên của khóa học và rất đông giáo dân Nỗ Lực, ngồi gần chật kín ngôi Thánh đường.

Dựa vào Bài Tin Mừng, Lm Giuse Hiền nói lên mục đích của khóa học: ngắm nhìn những diều kỳ diệu Chúa thực hiện nơi cộng đoàn để viết thành nhật tác, và ngắm nhìn tình yêu của Chúa ghi lại trong Thánh Kinh để ghi thành nhật tác.

Các tiết học bắt đầu lúc 7g30. Hôm nay, ngoài sự hướng dẫn của Cha Giuse Hiền, Thầy Phaolô Huy, Dì Têrêsa Duyên Sa, còn có hai kỹ thuật viên Giuse Thông và Phêrô Thái. Các học viên được hướng dẫn về linh đạo và đường hướng truyền thông với 7 câu hỏi. Trả lời cho 7 câu hỏi này là 7 câu trả lời được minh họa thêm bằng 7 bài hát múa thật sinh động.

Sau khi dùng cơm trưa và nghỉ trưa, vào lúc 14g, các học viên trở lại hội trường khởi đầu buổi học chiều với bài hát "Lễ hội truyền thông" và lời cầu nguyện “Truyền thông trong Chúa”. Cha Giuse giúp các học viên viết các bài suy niệm Lời Chúa để đưa vào blog nhật tác của mình.

Buổi học chiều kết thúc vào lúc 17g. Các học viên ra chơi thể thao, vệ sinh cá nhân, ăn cơm chiều, đọc kinh chiều vào lúc 19g30, rồi làm nhật tác (suy niệm Lời Chúa) và đọc kinh tối theo sự hướng dẫn của Dì Duyên Sa.

21g15, kết thúc một ngày học thân tình, với những bài học bổ ích, những bài tập đầy sáng tạo, mọi người đi vào giấc ngủ với niềm mong đợi những kiến thức hấp dẫn, mới lạ lại sẽ tiếp tục đến trong ngày thứ ba.

Tin Nóng ngày 1

MVTT Hưng Hóa: Ngày I

KHÓA MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG 2014 CỦA GIÁO PHẬN HƯNG HÓA: NGÀY I

Theo chỉ đạo của Đức giám mục Gioan Maria Vũ Tất, khóa Mục Vụ Truyền Thông (MVTT) năm 2014 do Giáo phận Hưng Hóa tổ chức đã bắt đầu vào chiều thứ Hai 14/7/2014 tại hội trường Giáo xứ Nỗ Lực.

THÁNG NĂM TRONG KÝ ỨC TUỔI THƠ
                                                                    Ga. Nguyễn Công Hoan

          Cuộc đời con người luôn gắn với thời gian. Thời gian trôi đi, ngày này qua ngày khác và con người sống, trải nghiệm với bao niềm vui, nỗi nhớ, vất vả, cực nhọc, suy tư... thành công có nhưng thất bại cũng là điều khó tránh khỏi. Sinh thời, ở cái tuổi “làm ăn”, mải mê với công việc mưu sinh, phấn đấu, đôi khi ta lãng quên với thời gian đang thu hẹp dần đời mình, đến khi có dịp “nghỉ ngơi”, chợt ngoảnh lại đã thấy mình “bước sang bên kia dốc của đời” rồi! Ấy là lúc ta có điều kiện suy ngẫm những gì ta đã chứng kiến, đã trải qua với bao điều nhớ, điều quên...Tuy nhiên, một vấn đề mà đa số chúng ta có lẽ cùng chung một ý nghĩ: đó là khó có thể quên những kỷ niệm về một thời thơ ấu, mặc dù nó cách cuộc sống hiện tại của ta hàng vài chục năm.  Với tôi cũng vậy, những gì gắn bó với tuổi ấu thơ hầu như chưa bao giờ phai mờ trong ký ức. Một trong những kỷ niệm in dấu ấn trong cuộc đời ngoài “lục tuần” của tôi - một giáo dân, cũng là người hay hoài niệm – đó là không khí của Lễ hội rước kiệu hoa và Dâng hoa kính Đức Mẹ trong tháng Năm ở quê mình.
          Tôi sinh ra cuối thời kỳ kháng chiến chống Pháp, và lớn lên ở một vùng quê có thể gọi là nghèo khó lúc đó. Cả làng trông vào nghề làm ruộng và kiếm cá, kiếm tôm. Theo lời kể của ông già, bà cả trong làng thì nơi này đã theo đạo Công giáo từ vài trăm năm trước, đã có nhiều Thánh tử đạo trong thời kỳ cấm cách thời phong kiến cuối thế kỷ XIX; một làng “thuần nông” và “thuần đạo”. Bọn trẻ cùng trà cùng trật với tôi gắn bó tuổi thơ của mình với dòng sông, bến nước và đặc biệt là ngôi Thánh đường cổ kính được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Nhà thờ không lớn nhưng ấm cúng với hai hàng cột gỗ lim và mái ngói rêu phong, sân lát gạch bát tràng, kiểu dáng giản dị mà theo nhận thức của tôi lúc đó, nhà thờ giống như một ngôi nhà ở thôn quê, có điều là nó to lớn hơn mà thôi! Chuông nhà thờ làng tôi lúc đó không phải chuông giật dây mà là loại chuông như ở chùa, đánh bằng vồ gỗ nhưng cũng rất vang và ngọt. Sáng, trưa, chiều tối, tiếng chuông ngân nga khắp một vùng hòa với tiếng sáo diều thật thanh bình, gợi cảm. Sau này khi đi xa, tôi vẫn hoài niệm về nơi chôn rau cắt rốn của mình:
Làng tôi trải dọc bờ sông
Bình minh sóng gợn nắng hồng xôn xao
Bờ tre gọi gió rì rào
Nghe như tiếng mẹ ngọt ngào ru con
Chuông chiều buông tím hoàng hôn
Đêm xa thao thức bồn chồn nhớ quê...
          Lễ Phục sinh khép lại tuần bát nhật, bầu trời cuối xuân đang có vẻ âm u bỗng bừng sáng với ánh mặt trời. Hoa xoan rụng đầy ngõ. Hoa gạo chúm chím rồi bung ra đỏ chói ven đê. Tiếng ve ran trên các rặng cây. Tháng năm, tháng Dâng hoa kính Đức Mẹ đến rồi! Cả làng, nhất là bọn trẻ, cả nam, cả nữ đều háo hức như chào đón một sự kiện đặc biệt của đời sống người giáo dân. Thời ấy, trừ các sinh hoạt vui hát của thiếu nhi do các anh chị thanh niên tổ chức, thì Dâng hoa tựa như một ngày hội của làng xóm vậy. Các bà, các chị đua nhau đưa con cháu mình tới nhà thờ để ông Trùm, bà Trùm, ông bà Quản chọn lựa, sắp xếp đội hình và hướng dẫn tập luyện (lúc đó không có khái niệm “Ban hành giáo”, “Ban tổ chức”...như bây giờ nhưng công việc được thực hiện đâu vào đó). Làng tôi có 4 xóm trong đó có 1 xóm theo đạo Phật). Đội hình dâng hoa được chia làm 3 đội, mỗi xóm cử một đội chừng 40 đến 50 thành viên nữ tuổi từ 10 đến 13. Chúng tôi là con trai nên không được tham gia đội dâng hoa nhưng cũng vui và háo hức chẳng kém các bạn hoặc các chị trên tuổi mình. Tôi còn nhớ hồi đó, tối thứ 3,5,7 trong tuần đều có dâng hoa tại nhà thờ. Cho đến bây giờ, không khí đêm dâng hoa ngày ấy vẫn còn sống động trong tôi, nhiều lúc hiển hiện cả trong những giấc mơ êm đềm về làng quê của mình. Để chuẩn bị hoa, ngay từ buổi sáng và buổi chiều hôm dâng hoa, các bà, các mẹ đã phải chuẩn bị mâm hoa cho con cháu mình. Hoa phổ biến nhất là hoa đại (người Lào gọi là hoa chăm pa). Hoa đại thường trồng ở đình chùa, màu trắng hoạc màu đỏ, hương rất thơm. Cũng may là làng tôi có một xóm theo đạo Phật, trong sân chùa trồng mấy cây hoa đại. Biết xóm giáo có hội dâng hoa, bà con xóm chùa đã vui lòng cho các bà các chị xóm giáo trảy bớt những bông hoa trên cây vì làng tôi vốn có truyền thống đoàn kết lương giáo bền chặt từ xưa nên mặc dù khác tôn giáo nhưng việc gì cũng ủng hộ nhau. Con gái, con trai trong làng vẫn chơi thân và nếu thương yêu nhau vẫn kết nên vợ nên chồng. Khi hoa đại ở chùa đã vãn, các bà, các chị lại phải đi xa hơn, thậm chí lên cả Đền Hùng cách nhà 7,8 cây số để xin hoa. Chúng tôi không được cử dâng hoa nhưng việc hái hoa thì luôn được nhờ vả vì con trai thạo việc leo trèo. Chúng tôi ngắt nhẹ  những bông hoa nở vừa tầm cho vào túi vải trao cho các bà, các chị, các bạn đã đón chờ sẵn dưới gốc cây. Tiếng gọi, tiếng cười ríu rít thật thích thú. Để có được mâm hoa rực rỡ, đẹp mắt còn phải có nhiều công đoạn nữa. Trước tiên phải lấy chỉ trắng cuốn chặt từng bông hoa theo hình búp măng thật đều nhau. Hoa đại được xếp trên mâm bồng sơn son thếp vàng có tiện nhiều vòng to, nhỏ. Người xếp hoa phải rất khéo léo để mâm hoa thật tròn và cân đối, chặt chẽ từ mặt đến chóp mâm bồng. Xen giữa các lớp hoa đại là các viền trang trí bởi các loại hoa khác như cánh râm bụt (màu đỏ), nụ hoa lan (màu xanh), hoa cúc (màu vàng)... Để “tiết kiệm” hoa, cũng là tạo sự kết nối  vững chắc cho mâm hoa (vì khi dâng hoa, có nhiều động tác di chuyển) nên khoảng giữa mâm hoa còn được phụ thêm các loại lá (vông, thầu dầu...) cắt theo hình tròn hoặc lục giác. Mâm hoa xếp xong, được đưa đi đưa lại theo các động tác dâng hoa, nếu có gì chưa ổn phải dỡ ra xếp lại từ đầu. Thật là một công việc tỉ mỉ và nghệ thuật. Bọn con trai chúng tôi ngồi vây xung quanh các bà, các mẹ vừa giúp việc vừa xem không chán mắt.
          Bảy giờ tối, tiếng chuông nguyện kinh vang lên, cả ngôi nhà thờ đã chật cứng người dự. Đội dâng hoa (còn gọi là con hoa) trong trang phục áo dài truyền thống, váy trắng hoặc áo tứ thân màu sắc rực rỡ, đầu đội mũ kiểu "triều thiên" có cắm nhiều bông hoa đẹp, đỉnh mũ có hình Thánh giá, đã tề tựu đông đủ từ trước. Hai hàng ghế nhà thờ được kê gọn sang hai bên để dành một khoảng trống khá lớn ở giữa cho đội dâng hoa. Tượng Đức Mẹ Maria được đặt trang trọng gần giáp với khu vực bàn thờ chính. Trông Mẹ thật hiền từ như người bà, người mẹ của mình vậy.
          Người cầm chịch trong nghi lễ dâng hoa (cũng là người huấn luyện các em) sử dụng một trống khẩu để điều khiển. Ba hồi chín tiếng trống cất lên giòn giã báo hiệu cuộc dâng hoa bắt đầu. Bà cầm chịch cất tiếng hát. Tôi còn nhớ lúc đó bà đã khá nhiều tuổi nhưng giọng rất cao và rất trong. Chiếc dùi trống trong tay bà như múa và tiếng trống thật có hồn. Tất cả các điệu múa, hát của đội dâng hoa đều theo nhịp trống khẩu. Các điệu múa này thường nhẹ nhàng, uyển chuyển, khiêm cung. Tay bưng mâm hoa, các con hoa lượn theo hình số 8, hình ngôi sao, trái tim, chữ A, chữ M, chữ S...kết hợp với các động tác như bái quỳ, khấu đầu, dâng hoa trước tượng Đức Mẹ... miệng hát những bài "vãn hoa"."Vãn hoa" là nhứng lời  hát theo một số giai điệu truyền thống của mỗi vùng công giáo (tựa như làn điệu dân ca địa phương - tiếc rằng hiện nay ít người nghiên cứu hoặc ghi âm loại "vãn" này). Lời các bài "vãn" ngợi ca, xin ơn Đức Chúa Trời, Đức Mẹ ban cho quê hương, giáo phận, dân làng, con cháu được bình an, hoà thuận, no ấm. Phần cuối của nghi thức dâng hoa là từng nhóm con hoa (đỏ, trắng, vàng, tím, xanh) hoặc mượn điển tích và hương thơm của 7 loài hoa quí ( quì, sen, lê, cúc, mai, mẫu đơn, lan) vừa hát vừa tiến lên đặt mâm hoa trước tượng Đức Mẹ.
          Trong buổi dâng hoa, tôi thích nhất là các động tác lượn của các con hoa. Động tác này cần có sự uyển chuyển, đặc biệt là phải chính xác tuyệt đối, vì nếu không khéo các con hoa sẽ va chạm vào nhau, thậm chí có thể đổ cả mâm hoa. Tiếc thay thời ấy đâu có máy ảnh hoặc điện thoại di động như bây giờ để có thể ghi lại những ảnh hình ấy thì đáng quý biết bao!
          Thông thường một buổi dâng hoa thời ấy bao gồm 3 phần: Giáo đầu, thăng đường và bái vịnh; Dâng hoa, ca ngợi công ơn  Đức Mẹ; Cảm tạ Chúa, giãi bày lòng con thảo với mẹ hiền.Thời gian thực hiện nghi lễ dâng hoa chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ thôi nhưng thực sự là một màn biểu diễn nghệ thuật thật độc đáo. Từ ca từ của các làn điệu hát đến các động thái của con hoa đều kết hợp rất nhịp nhàng khiến người dự không khỏi xuýt xoa, cảm mến và rung động tâm can, thêm lòng sốt sắng kính Đức Mẹ, đặc biệt là trước giờ cử hành Thánh lễ sau khi kết thúc buổi dâng hoa.
          Tháng năm này ở quê tôi vẫn tiến hành nghi lễ dâng hoa truyền thống kính Đức Mẹ. Nghi thức dâng hoa giờ đây đã có nhiều thay đổi, từ giai điệu, ca từ bài hát, động tác của con hoa, nhiều phương tiện hiện đại phụ trợ (trang âm, ánh sáng, dàn nhạc...) nhưng lắng đọng trong ký ức tuổi thơ tôi cách đây nửa thế kỷ về bầu khí những buổi dâng hoa thưở ấy vẫn còn sống động mãi mãi...

                                                                                     N.C.H

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Hoài niệm
Võ Trần Sơn Nữ Duyên Sa
Tên hơi khó đọc nhưng mà khó quên
Vừa xinh đẹp, lại dịu hiền
Truyền thông khóa học nên duyên Cô - Trò
Chia tay xao xuyến, thẫn thờ
Bâng khuâng, nhung nhớ, câu thơ bồi hồi...

Khóa MVTT 2013
XƯNG TỘI, RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU - DẤU ẤN THIÊNG LIÊNG
KHÔNG MỜ PHAI CỦA TUỔI THƠ GIÁO XỨ NỖ LỰC

          Nhận được điện của Cha Quản xứ Giuse thông báo tối nay, thứ 7(3/5/2014) có Thánh lễ cầu nguyện và ban Thánh thể cho các em xưng tội, rước lễ lần đầu của Giáo xứ, tôi vội vàng chuẩn bị “đồ nghề” để “thực thi công vụ” được giao.     Sau Lễ Phục sinh, theo Thời gian biểu mùa hè, Thánh lễ được cử hành vào 20 giờ, nhưng 19 giờ 15 phút, tôi đã có mặt tại Quảng trường Giáo xứ và được tận hưởng ngay những phút đầu tiên không khí chuẩn bị buổi lễ. Trước sân Nhà Mục vụ, các bé trai, bé gái ăn mặc đẹp đẽ, ríu rít như bầy chim non đang í ới gọi nhau tập hợp thành đội ngũ. Các thầy cô giáo lý viên vừa kiểm tra con số vừa tranh thủ dặn dò những điều cần thiết về nghi lễ để các trò nhớ mà thực hiện. Những hàng ghế trên quảng trường cũng đã kín chỗ ngồi. Hầu như tất cả mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều muốn hòa vào niềm vui chung của con cháu mình trong ngày trọng đại này – ngày đầu tiên tuổi thơ được đón nhận Bí tích Hòa giải và Bí tích Thánh thể Chúa ban.  
          Sau chương trình dâng hoa kính Đức Mẹ, trong tiếng nhạc, tiếng hát du dương, 95 em trong trang phục áo trắng, quần sẫm, nơ đỏ, xếp thành hàng đôi, nến trắng cầm trên tay hân hoan rước Cha chủ lễ ra Lễ đài. Dưới ánh điện, nến lung linh, ngắm nhìn những khuôn mặt xinh tươi, hồn nhiên, trong sáng, nghe tiếng hát thánh thót ca vang lời ngợi khen Chúa, tôi có cảm tưởng như đang được chiêm ngưỡng một “Đoàn thiên thần trần gian” vậy! Cha Chủ lễ đi cuối cùng, nụ cười đôn hậu, cởi mở, chắc cũng không giấu được niềm vui đang dâng lên khi nghĩ về tương lai tươi sáng mà Chúa sẽ ban cho các “công dân nhí” của Giáo hội qua các phép Bí tích của Người.
          Bầu khí buổi lễ hôm nay hình như có khác chút ít với ngày lễ thông thường. Bên cạnh sự trang nghiêm, tĩnh lặng thì tình cảm, niềm vui chia sẻ với tuổi thơ của cả cộng đoàn luôn muốn bật ra thành tiếng cười, tiếng vỗ tay giòn rã. Thật vậy, khi chứng kiến “tiết mục phỏng vấn - kiểm tra” của Cha Chủ lễ với đoàn chiên “nhí” của mình về những điều liên quan đến hai phép Bí tích, nghe các em tranh nhau giơ tay trả lời thì ít ai kìm được tiếng cười, tiếng xuýt xoa và vỗ tay khen ngợi. Câu hỏi không khó vì chỉ xoay quanh nội dung các thầy cô giáo lý viên truyền đạt, nhưng trả lời đầy đủ, gọn gàng, mạch lạc, lưu loát cũng đâu phải dễ. Vậy mà trên 90 phần trăm các cháu đã trả lời xuất sắc khiến người nghe phải cảm phục. Mới biết con cháu ta bây giờ thật thông minh, sắc sảo. Như vậy không vui, không vỗ tay động viên sao được! Với sự chuẩn bị chu đáo, cặn kỹ của giáo lý viên, sự sốt sắng, tinh thần tự tin nên các nghi thức trong buổi lễ như đọc sách Thánh, hát đáp ca, đọc Lời nguyện giáo dân... đều do các em đảm nhiệm và thực hiện rất tốt, rất thành công, không hề xảy ra một sơ suất nhỏ nào. Ngắm nhìn đoàn trẻ thơ sắp hàng nghiêm chỉnh, đôi bàn tay giơ ra trước ngực đón nhận bánh Thánh từ Cha Chủ tế, lòng tôi rưng rưng xúc động nhớ về thời thơ ấu của mình cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Ngày ấy, tôi cũng như các bậc cao tuổi cũng đã được nhận hồng ân của Chúa như các em hôm nay; song, do điều kiện lịch sử, các nghi thức lúc đó đâu được trang trọng, đẹp đẽ, sinh động như bây giờ. Tôi chợt nhớ lại những đoạn, những câu trong Kinh Bổn cũ mà các ông, bà quản đã dạy lũ trẻ chúng tôi về Phép Giải tội và Phép mình thánh Chúa thuở nào và suy ngẫm về một triết lý tâm linh của người Kitô hữu: Những phép Bí tích mà Chúa ban sẽ “in dấu ấn thiêng liêng trong linh hồn chẳng hay mất”. Suy ngẫm về điều đó, tôi thầm mong ước và nguyện cầu cho con cháu chúng tôi ngày hôm nay cũng sẽ mãi mãi ghi dấu ấn thiêng liêng này suốt cuộc đời. Điều đó cũng đã được nêu lên trong Lời phát biểu của một vị đại diện các bậc ông, bà, cha mẹ các cháu cuối lễ. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cảm ơn chân thành Cha Quản xứ, các thầy cô giáo lý viên và cộng đoàn, các bậc phụ huynh đã nguyện hứa sẽ tiếp tục nuôi dưỡng, dạy dỗ, giáo dục, nâng đỡ con em mình trong đời sống Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến, để các cháu trở thành những “thần dân trung thành của Chúa và Giáo hội” và công dân có ích của xã hội.
          Thánh lễ khép lại trong bầu khí hân hoan với bài đồng ca “kết lễ” của 95 “thành viên nhí” trong Gia đình Giáo hội hòa với tiếng hát chung của cộng đoàn khiến long tôi xao xuyến mãi...

                                          22 h Thứ 7 – 3/5/2014 – Ga. Hoan (Ban MVTT)

Một số hình ảnh trong Thánh lễ:


THÁNH LỄ TẠ ƠN NGỌC KHÁNH LINH MỤC
SIMON ĐINH HƯNG LỢI TẠI GIÁO XỨ NỖ LỰC

          Sáng thứ tư (7/5/2014), Thánh lễ đồng tế Tạ ơn ngọc khánh Linh mục Simon Đinh Hưng Lợi đã được cử hành trọng thể tại Giáo xứ Nỗ Lực (Giáo phận Hưng Hóa). Đức Cha phụ tá Anphongso Nguyễn Hữu Long, hơn 30 linh mục, thầy Phó tế, đại biểu các địa phương của Thành phố Việt Trì và hàng ngàn giáo dân đã tới hiệp dâng Thánh Lễ và chia sẻ niềm vui với Cha Simon và thân nhân Gia đình.
          Cha Simon Đinh Hưng Lợi sinh ngày 24/10/1924 tại Giáo xứ Nỗ Lực (tỉnh Phú Thọ). Từ 1938-1947, Ngài học tập tại Tiểu chủng viện Hà Thạch và Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Ngày 31/5/1954, Ngài được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội. Từ 1954 đến 2003, Ngài thực thi sứ vụ Linh mục tại miền nam: Phó Giáo xứ Phú Ninh – Tây Ninh (1954-1956); Phó Giáo xứ Kiên Long – Tây Ninh (1956-1957); Chính xứ Giáo xứ Phước Tường - Giáo phận Đà Nẵng (1957-2003). Từ tháng 08/2003, do tuổi cao, Ngài được Bề trên Giáo phận cho nghỉ hưu. Tuy đã ngoài 90 tuổi, tuổi thượng thọ, hiếm có, sức khỏe có yếu đi nhiều nhưng nhờ ơn Chúa ban, Ngài vẫn minh mẫn, sáng suốt và tận tâm với sứ vụ của mình, liên tục vào nam, ra bắc để giúp đỡ các Cha xứ rao giảng Tin Mừng, ban phép Bí tích, động viên giáo dân, đặc biệt trong điều kiện miền bắc nói chung và các họ lẻ nói riêng đang còn thiếu rất nhiều linh mục phục vụ.
          Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Cha phụ tá Anphongso đã chuyển lời chúc mừng của Đức Cha Gioan Maria – Giám mục Giáo phận tới Cha Simon và cộng đoàn Giáo xứ Nỗ Lực - chiếc nôi ấm đã sinh ra một vị Mục tử trung thành và tận tụy của Chúa. Với lời lẽ hết sức chân thành và kính trọng “các bậc tiền bối”, Đức Cha Anphongso đã điểm lại những đóng góp lớn lao của Cha Simon trong suốt 60 năm làm linh mục gắn với bao thăng trầm của lịch sử gần một thế kỷ: dâng trên 20.000 Thánh lễ, hàng trăm ngàn lượt ban các phép Bí tích và không thể đếm được bao nhiêu lần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với cộng đoàn giáo dân và ngoài đời...Với chủ đề chính : Niềm vui và Trách nhiệm sứ vụ tông đồ, Đức cha Phụ tá đã trích nhiều đoạn trong bài giảng tại Thánh lễ làm phép Dầu năm nay của Đức Giáo hoàng Phanxico. Niềm vui của các Linh mục là được Chúa chọn lựa, là được thỏa lòng mong ước bấy lâu của bản thân, gia đình, cộng đoàn quê hương. Đôi bàn tay được sức dầu Thánh của các linh mục trong ngày thụ phong và con người các Linh mục được trở thành “công cụ hữư hiệu” trong sứ mệnh mang ơn Chúa đến cho mọi người. Tuy nhiên, Niềm vuiVinh dự đó chỉ tồn tại khi các Linh mục được Chúa ban ơn, nâng đỡ, dìu dắt hàng ngày, nếu không cũng chỉ là con người yếu hèn, thậm chí là “vô dụng” nữa (Ngài đã lấy gương Thánh Tông  đồ Phêrô làm ví dụ minh chứng). Đức Cha Anphongso cũng đã trích dẫn bài Tin Mừng trong Thánh lễ: “Đức Giêsu thấy đám đông dân chúng thì chạnh lòng  thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng:”Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9,36-38) để giảng giải, phân tích về Trách nhiệm sứ vụ Tông đồ. Cả cộng đoàn dự Lễ đã rất tâm đắc với lời Đức Cha phụ tá khi dùng hình tượng Ngọn nến cháy để liên hệ tới sứ mệnh cao cả của các Tông đồ: ngọn nến phải tự cháy đi, phải tiêu hao đi thì mới mang lại cho con người, cho không gian ánh sáng, sự nồng ấm và liên đới tâm hồn. Các Linh mục cũng vậy, khi đã nguyện làm “người thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo của Chúa” cũng phải “tự đốt cháy mình”, tức là phải hy sinh, tận tâm, tận lực cho Chúa, cho mọi người đến hơi thở cuối cùng. Với Cha Simon, Ngài đã thực hiện  điều đó trong suốt cuộc đời 60 năm lãnh nhận sứ vụ Linh mục của mình. Người thợ gặt ấy đã kiên nhẫn, miệt mài trên cánh đồng bất tận để lượm lặt, thu gom từng bông lúa tốt, cả những bông lúa xấu, lúc được mùa, khi thất bát về cho Đấng Tối cao; trong mưa gió, sấm sét, bão giông vẫn không nản chí, nản lòng. Thật là một tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp sau! Kết thúc bài giảng Lễ, Đức Cha Anphongso đề nghị cộng đoàn tiếp tục nguyện cầu Thiên Chúa và Mẹ Maria cho Cha già Simon khỏe mạnh và trường thọ, góp thêm sức mình cho Giáo hội, Giáo phận nhà hơn nữa.
          Một trong những giây phút trang trọng và vui mừng khôn xiết đối với Cha già Simon, ấy là lúc Cha Tổng đại diện Giáo phận Phêrô Phùng Văn Tôn tuyên đọc văn bản của Đức Giáo hoàng Phanxicô ban đặc ân Tòa thánh cho Cha nhân kỷ niệm trọng đại trong đời linh mục của  mình trong những tràng vỗ tay giòn giã âm vang thánh đường.
          Cuối buổi Lễ, sau lời cảm ơn của vị đại diện Ban hành giáo Giáo họ Nỗ Lực, Cha già Simon đã xúc động không cầm nổi nước mắt khi nói lời tạ ơn hồng ân Thiên Chúa, đặc ân Tòa thánh, Bề trên Giáo phận, trực tiếp là Đức Cha phụ tá, các Cha, các Thầy, quý vị đại biểu, ân nhân và cộng đoàn đã dành tình cảm đặc biệt cho ngày Lễ mừng kỷ niệm 60 năm linh mục của mình. Ngài hát một câu bằng tiếng La tinh rất cao và rất ấm khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên và thật sự cảm phục trước sức sống mãnh liệt ở tuổi 90. Cũng trong tư thế nhiệt thành , Ngài giơ tay và hướng đôi mắt lên trời cất vang khẩu hiệu “ Chúa là kim chỉ nam của đời con”! Một lần nữa , mọi người trong thánh đường đều đứng lên hoan hô vang dội như muốn hòa chung niềm hân hoan và đồng lòng sát cánh với Ngài trên đường làm sứ vụ Thiên Chúa giao phó.
          Trong niềm vui khôn tả , toàn thể cộng đoàn cùng cất lên bài đồng ca Tạ ơn Thiên Chúa và tri ân “những người thợ gặt” đã “trọn đời trung trinh làm muối ướp cho đời”. Đó là những con người đã tự nguyện rời bỏ gia đình, cha mẹ và tiếng gọi trần gian để sống đời tận hiến, cất bước “đi qua giữa thế gian, mà giảng dạy, mà tha thứ, mà yên ủi, mà tế lễ, mà nối lại mối giây cực thánh của tình yêu kết hợp lòng Thiên Chúa với quả tim loài người” chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi mãi...

                                                        20h - 7/5/2014 -  Ga. Hoan (Ban MVTT)